Nên SEO từ khóa có dấu hay từ khóa không dấu

Nếu bạn muốn biết SEO từ khóa có dấu hay SEO từ khóa không dấu sao cho hiệu quả thì tham khảo ngay bài viết này nhé.
SEO là hình thức quảng bá website hiệu quả, lâu dài và tạo niềm tin tuyệt đối với khách hàng. Thông thường khi lựa chọn SEO, người kinh doanh sẽ phải xác định SEO từ khóa để tiến hành SEO. Tuy nhiên, nên SEO từ khóa tiếng Việt có dấu hay không dấu để đạt hiệu quả cao khi các công ty SEO đều phân biệt không dấu và có dấu là hai từ khóa khác nhau?

Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ dành thời gian phân tích và trả lời câu hỏiNên SEO từ khóa có dấu hay từ khóa không dấu

Theo góc nhìn của người dùng, chúng ta thường có thói quen sử dụng tiếng Việt không có dấu, bởi một số lý do như sau:

  • Sự khác biệt ở tiếng Việt là sử dụng dấu, điều này gây mất thời gian hơn khi đánh văn bản, trên các thiết bị công nghệ như: điện thoại, máy tính…
  • Một số người không thực sự hiểu rõ về máy tính, chưa biết cách đánh chữ có dấu, hay trình tiếng Việt lỗi cũng không biết sửa ra sao, nên họ sẽ sử dụng từ khóa không dấu.
  • Thói quen sử dụng từ không dấu từ ngày xưa vẫn còn, nên họ vẫn tiếp tục duy trì.

Xuất phát từ thói quen này của người dùng, nên các SEOer đã áp dụng SEO cả từ khóa không dấu, để tiếp cận tới những người dùng tiếng Việt không có dấu.

NÊN SEO TỪ KHÓA CÓ DẤU HAY SEO TỪ KHÓA KHÔNG DẤU?

Vậy thì theo bạn, chúng ta nên SEO từ khóa có dấu hay không dấu? Dựa theo số lượng người tìm kiếm các từ khóa không dấu hiện nay thì rõ ràng chúng đang bị giảm dần theo thời gian, và từ khóa có dấu lại đang tăng. Do đó, các bạn nên ưu tiên SEO các từ khóa có dấu thay vì SEO các từ khóa không dấu vì:

1. Google đang thay đổi và nỗ lực phát triển dịch vụ 

Làm SEO là để khách hàng dễ dàng tìm kiếm từ khóa theo nhu cầu một cách dễ dàng. Vì những bài viết chuẩn SEO sẽ được Google chấm điểm cao và nằm trong top. Google luôn chọn lọc và khắt khe nên không phải bài nào cũng được lên top, thông thường google sẽ trả về những kết quả tìm kiếm có dấu, có giá trị, dễ hiểu, và dễ tiếp nhận nhất đối với người dùng.

Ở thời điểm này, Google đang nỗ lực chỉnh sửa để dịch vụ tìm kiếm của mình trở nên tốt hơnđáp ứng được mọi nhu cầu của người mua hàng và khẳng định vị trí số 1 trong lĩnh vực tìm kiếm online. Để có khả năng thực hiện được điều này thì máy chủ tìm kiếm của họ phải lọc thông tin Website theo các ngôn ngữ mà người dân đất nước đó đang sử dụng.

Để thực hiện được việc này, máy chủ tìm kiếm của Google phải có bước lọc nội dung trên website, theo ngôn ngữ mà quốc gia, địa phương đó đang sử dụng chính.

So sánh giữa kết quả tìm kiếm từ khóa không dấutừ khóa có dấu

Có thể nhận thấy rằng mặc dù bạn cố tình seo từ khóa không dấu hoặc mô tả Web bằng những đoạn viết không dấu thì bài viết của chúng ta vẫn không được ưu tiên.

2. Người dùng thường muốn click vào những kết quả rõ ràng, cụ thể

Có đôi lúc những bài viết mà chúng ta đọc trên website sẽ chưa những từ viết tắt, ký tự khó hiểu, hoặc viết không dấu làm cho người đọc mông lung không hiểu rõ nội dung. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến website của bạn, làm cho người đọc không thích sẽ không quay lại coi tiếp những bài khác mà họ sẽ lựa chọn một website khác làm bạn đồng hành cùng họ.

Đối với một số người làm SEO, hoặc đang tìm hiểu về SEO thì chúng ta dễ dàng hiểu được vì sao người viết lại làm như thế, và làm như vậy và cảm thấy điều ấy không có vấn đề gì cả. Tuy nhiên, khi đứng trên góc độ của người đọc, những người chưa biết về SEO, thì việc xen lẫn những từ khóa, ký tự không có dấu khiến họ cảm thấy khó chịu, thậm chí là không được tôn trọng, làm giảm đi độ uy tín về website trong mắt người đọc, khi bài viết dính phải những lỗi sơ đẳng như vậy.

Ví dụ “phần mềm chấm công ảo” sẽ tạo cảm giác dễ chịu cho người xem hơn “phan mem cham cong ao”.  Do vậy, các từ khóa rõ ràng, sẽ được người dùng ưu tiên sử dụng nhiều hơn so với những từ khóa không dấu. Và các website sử dụng từ khóa có dấu, cũng đem lại thiện cảm và thân thiện hơn đối với người dùng.

Xem thêm: Backlink là gì? 11 cách Xây dựng Backlink SEO tăng traffic hiệu quả năm 2023

3. Từ khóa có dấu làm tăng Traffic cho website

Ở những trang Website chuyên về giáo dục, dịch vụ luật, kế toán, tư vấn hoặc kỹ thuật thì việc tìm kiếm từ khóa có dấu sẽ cho ra kết quả chính xác và chất lượng hơn so với từ khóa không dấu. Nhờ vậy mà lượng Traffic cũng tăng lên rất nhiều.

Xem thêm: 10 bước tăng traffic cho website hiệu quả nhất 2023

4. Đa số mọi người gõ từ khóa có dấu vì muốn google hiểu rõ nhu cầu của mình

Ngôn ngữ Việt nam vô cùng phong phú và đa dạng, nhiều khi gõ từ khóa không dấu thì google sẽ hiểu theo nghĩa khác nên để tiết kiệm thời gian, tìm kiếm hiệu quả hơn thì người dùng có xu hướng lựa chọn từ khóa có dấu. Ngoài ra, trình độ sử dụng mạng, công nghệ thông tin của con người ngày càng cao, số lượng người truy cập Internet ngày càng tăng. Việc trình độ tăng, thì xu hướng sử dụng từ khóa có dấu cũng nâng cao hơn nhiều, nên việc đầu tư SEO từ khóa có dấu sẽ là đầu tư có lợi trong thời điểm hiện tại.

Có nên SEO từ khóa không dấu hay không?

Nên chú trọng seo từ khóa có dấu không có nghĩa bạn bỏ hẳn từ khóa không dấu đi. Bởi gõ từ không dấu nhanh hơn từ có dấu, nhiều khi mọi người viết tắt cho nhanh. Bạn có thể seo những từ khóa không dấu nhưng phải biết đặt vị trí cho từ khóa phù hợp.

Một số vị trí thích hợp đặt từ khóa không dấu:

+ Đặt trong alt ảnh

+ Đặt trong đoạn meta description

+ Đặt làm anchortext đi backlink diễn đàn.

Một lưu ý rằng bạn không nên sử dụng từ khóa không dấu vào title, như vậy sẽ trong kém tự nhiên và spam.

Xem thêm: Quy trình SEO thành công cho người mới bắt đầu

Tổng kết

Bạn không cần phải quá đặt nặng vấn đề nên SEO từ khóa có dấu hay SEO từ khóa không dấu. Bạn có thể làm cả 2 cùng lúc nhưng chú ý tập trung SEO từ khóa có dấu thật tốt để nó lên top thì những từ khóa không dấu sẽ tự động lên top theo. Khi làm được những yêu cầu trên thì Website của bạn sẽ rất nhanh được tăng hạng hơn.

Xem thêm: 10 bước tối ưu hóa hình ảnh cho SEO nhanh và bền vững nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

https://atria.edu/rtp-live/ https://www.dilia.eu/rtp-slot-pragmatic/
02822.112.342